- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Thay đổi chế độ ăn, chườm nóng… có thể giúp giảm đau do các bệnh túi mật
6 biện pháp tự nhiên giúp kiểm soát triệu chứng viêm túi mật
Có thể trị sỏi mật mà không cần phẫu thuật?
Viêm đường mật là gì và 4 dạng viêm đường mật thường gặp
Tại sao bạn lại bị sỏi mật và làm sao để nhận biết sỏi mật?
Uống thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau có thể giúp làm dịu cơn đau túi mật do sỏi mật, viêm túi mật… Tuy nhiên, dùng nhiều các loại thuốc này có thể khiến bạn phụ thuộc thuốc, gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Thay vào đó, hãy thử một vài cách tự nhiên giúp giảm đau túi mật cho người bệnh túi mật, sỏi mật như dưới đây:
Tập thể dục đều đặn
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì - một trong những yếu tố nguy cơ gây sỏi mật.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp làm giảm cơn đau túi mật. Người bệnh nên dành ra ít nhất 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần để ngăn ngừa tăng cân và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp làm giảm cơn đau túi mật
Tuy nhiên, một vài bài tập có thể gây sức ép lên vùng bụng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau túi mật. Do đó, bạn nên chơi thể thao hoặc tập những môn vừa sức, phù hợp với khả năng của mình, chẳng hạn đi bộ, đạp xe, chạy bộ hoặc bơi lội…
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn quá nhiều đường và chất béo có thể khiến túi mật phải hoạt động vất vả hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh sỏi mật. Tốt hơn hết, bạn nên chuyển sang chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ để ngăn hình thành sỏi mật. Các thực phẩm người bệnh túi mật nên ăn bao gồm: Các loại rau củ, các loại quả hạch, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, cá, dầu olive, trái cây họ cam quýt, sữa ít béo…
Chườm nóng giúp giảm đau do sỏi mật
Chườm nóng sẽ giúp giảm đau tự nhiên do sỏi mật
Chườm nóng có thể giúp làm giảm đau, giảm các cơn co thắt và giảm áp lực do ứ mật. Bạn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm, vắt kiệt nước rồi chườm lên vùng bụng bị đau trong vòng 10 - 15 phút. Lặp lại một vài lần cho tới khi cơn đau biến mất hẳn.
Uống trà bạc hà
Bạc hà có chứa menthol giúp giảm đau, cải thiện tiêu hóa và giảm cảm giác buồn nôn. Thường xuyên uống trà bạc hà cũng có thể giúp giảm tần suất các cơn đau túi mật.
Giấm táo
Giấm táo có đặc tính chống viêm, có thể giúp làm giảm đau túi mật. Bạn có thể pha 2 thìa canh giấm táo với 1 cốc nước ấm và uống từ từ mỗi khi thấy đau bụng. Nên nhớ, không nên uống giấm táo trực tiếp vì acid trong giấm có thể làm hỏng men răng, ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa.
Nghệ
Nghệ có chứa nhiều curcumin, một hoạt chất có tính chống viêm mạnh mẽ. Bổ sung nghệ trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp kích thích sản xuất dịch mật, tăng lưu thông dịch mật, đồng thời giúp làm giảm viêm và giảm cơn đau túi mật.
Bổ sung magne
Thiếu magne có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật, tăng cơn co thắt túi mật cho người bệnh. Vì thế, để giảm cơn đau túi mật do sỏi mật, viêm túi mật, bạn cần bổ sung đầy đủ vi chất này.
Nên nhớ, nếu bổ sung dưới dạng viên uống tổng hợp bạn cần có chỉ định của bác sỹ chứ không nên tự ý sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung magne từ nhiều nguồn thực phẩm như: Đỗ đen, quả bơ, hạnh nhân, chuối chín, chocolate đen, sữa chua, cá hồi…
Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Ngoài 7 phương pháp trên, còn một giải pháp giúp giảm đau, đầy trướng do sỏi mật hiệu quả, hỗ trợ bài sỏi và ngăn ngừa biến chứng do sỏi gây ra, đó là sử dụng bài thuốc gồm 8 thảo dược tự nhiên như: Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Sài hồ.
Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang với thành phần gồm 8 thảo dược trên, giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, làm mềm sạn sỏi và bài sỏi, giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi mật gây ra.
Bình luận của bạn